Soạn thảo hợp đồng kinh tế chặt chẽ, hợp pháp năm 2020 với Luật Nam Bình Dương. Chúng tôi nhận dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng với đội ngũ Luật sư giỏi chuyên môn, dày kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng nên lường trước các căn cứ pháp lý cần có để cho vào hợp đồng.
Lựa chọn loại hợp đồng kinh tế yêu cầu Luật sư trợ giúp soạn thảo
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng đại lý, đại lý độc quyền phân phối hàng hóa.
- Hợp đồng sản xuất, gia công hàng hóa.
- Hợp đồng thuê nhà xưởng, thuê văn phòng, thuê nhà.
- Hợp đồng mua bán công ty, chuyển nhượng dự án đầu tư.
- Các loại hợp đồng dịch vụ.
- Các loại hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng bảo mật thông tin phục vụ cho quá trình hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp.
- Những điều khoản quan trọng được Luật sư chi tiết trong hợp đồng
- Xác định thẩm quyền đại diện ký kết hợp đồng và kiểm tra tính pháp lý.
- Đảm bảo hình thức hợp đồng đúng pháp luật, không bị vô hiệu.
- Xây dựng điều khoản logic về phạt vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Đề xuất và cho vào hợp đồng các điều khoản có lợi, các nghĩa vụ quan trọng cần các bên thực hiện.
- Lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp phù hợp.
- Ghi nhận rõ quy trình sửa đổi hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng kinh tế
- Gạch ra những điều khoản mấu chốt cần có
- Mỗi hoạt động kinh doanh có cách thức bảo quản hàng hóa, vận chuyển, thanh toán riêng, các lĩnh vực kinh doanh khác cũng vậy. Do đó doanh nghiệp cần xác định các vấn đề cần có trong hợp đồng để đảm bảo hợp đồng đáp ứng đủ các yêu cầu về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
- Xác định các nội dung bắt buộc phải có
- Các nội dung này dựa trên quy định của Bộ luật dân sự, bộ luật thương mại và tập quán, thực tế kinh doanh.
- Tổng hợp nội dung mục 1 lồng ghép vào các mục nội dung chính ở mục 2 để đưa ra các nội dung cần phải có trong hợp đồng.
- Soạn thảo các điều khoản về chấm dứt hợp đồng, sửa đổi bổ sung hợp đồng: Căn cứ vào thực tế kinh doanh loại sản phẩm, doanh nghiệp nắm bắt được các trường hợp có thể gây cản trở cho việc thực hiện hợp đồng dẫn đến quyết định sửa đổi bổ sung, chấm dứt hợp đồng để từ đó đưa ra các thỏa thuận về vấn đề này cho phù hợp.
- Soạn thảo các điều khoản về lựa chọn luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp nếu có.
- Xây dựng các điều khoản quyền, nghĩa vụ các bên