So sánh ba cách thức chấm dứt hợp đồng gồm:
Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Phương thức nào là tốt nhất. Cùng Luật sư so sánh sự khác biệt giữa các cách chấm dứt hợp đồng được pháp luật quy định.
Các cách thức chấm dứt hợp đồng năm 2022
Các phương thức chấm dứt hợp đồng được pháp luật quy định
Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 ghi nhận bảy phương thức chấm dứt một hợp đồng đã phát sinh hiệu lực trong đó phát sinh tranh chấp hợp đồng thường phổ biến đến từ việc Hủy bỏ hợp đồng hoặc Đơn phương chấm dứt hợp đồng. Hai phương thức này có gì khác biệt mà người đàm phán hợp đồng cần biết?
So sánh việc hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng
- Căn cứ pháp lý: Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015
- Được hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau
- Theo thỏa thuận về hủy bỏ hợp đồng ghi nhận tại hợp đồng đã ký
- Do chậm thực hiện nghĩa vụ
- Do không có khả năng làm
- Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị mất
- Do pháp luật quy định
Điều kiện hủy bỏ hợp đồng: Phải có sự vi phạm hợp đồng của một bên
Hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị hủy bỏ
- Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận
- Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi chi phí
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Căn cứ pháp lý: Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015
Được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau
- Theo thỏa thuận về đơn phương chấm dứt hợp đồng ghi nhận tại hợp đồng đã ký
- Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng
- Do hai bên thỏa thuận
- Do pháp luật quy định
Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng: Không bắt buộc phải có sự vi phạm hợp đồng.
Hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt
- Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt
- Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa
Cách thức thông báo hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng
Khi có đủ điều kiện theo luật định bên hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên còn lại việc quyết định hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng, trong đó:
Hình thức thông báo phải phù hợp với thỏa thuận tại hợp đồng, hình thức hợp đồng hoặc các quy định pháp luật có liên quan.
Nội dung thông báo phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng, thời điểm bắt đầu hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng để bên bị hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng biết thời điểm hợp đồng hết giá trị.
Bên hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng nên tiếp nhận phản hồi của bên bị hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng (Nếu việc khiếu nại thực hiện trong một thời gian hợp lý) và có thể trả lời bổ sung cho thông báo hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng để phòng tránh việc phát sinh bị khởi kiện do hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật. Bởi hợp đồng chấm dứt dạng này mà việc chấm dứt trái luật thì sẽ được coi như vi phạm toàn bộ các nghĩa vụ phải thực hiện trong phần còn lại của hợp đồng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến bên hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng.